Ghi chú Thuật_toán_khóa_đối_xứng

  1. Beutelspacher, Albrecht (1994). “The Future Has Already Started or Public Key Cryptography (Tương lai đã bắt đầu hay Mật mã dùng khóa công khai)”. Cryptology. bản dịch từ tiếng Đức do J. Chris Fisher dịch. tr. 102. ISBN 0-88385-504-6
  2. Mã đục lỗ (tiếng Anh: Grill hay grille) - là một phương pháp mật mã cổ xưa, trong đó, người muốn gửi một thông điệp mật mã lấy một miếng bìa rồi đục các lỗ ở nhiều vị trí khác nhau, mỗi lỗ là vị trí của một chữ trong thông điệp mật mã. Những khoảng trống giữa các chữ trong thông điệp mật sau đó được điền thêm vào và biến nó thành một bức thư thông thường. Mã đục lỗ đã được chứng minh là một phương pháp mật mã khó giải, trừ phi người giải mã có cùng một miếng bìa với các vị trí lỗ tương tự như miếng bìa của người viết mật mã. Do bị đục thành nhiều lỗ, miếng bìa trông giống một lưới sắt - như cái lưới sắt dùng để kẹp và nướng chả nên người ta gọi nó là grill, hay lưới sắt. Có nơi nói rằng mật mã đục lỗ được sáng chế bởi Cardinal Richelieu vào khoảng 1600.
  3. Từ brute force trong tiếng Anh tuy được dịch là bạo lực, song phương pháp dùng bạo lực ở đây ám chỉ đến phương pháp kiểm tra tất cả các tổ hợp của chìa khóa, không ngoại trừ một khả năng nào. Việc tấn công này thường được dùng kèm với một từ điển. Một số mạng tiếng Việt có dịch từ brute force attack là tấn công vét cạn. Tuy thô tục, song nó diễn tả được phần nào đặc tính của hoạt động.
  4. Trình sinh tạo ngẫu số giả (tiếng Anh: pseudorandom generators) là những thuật toán nhằm bắt chước những quá trình sinh tạo ngẫu số tự nhiên - một quá trình sinh tạo các ngẫu số không lặp lại và không theo một quy luật biết trước nào hết - không tạo nên các ngẫu số tự nhiên và người ta có thể đoán được số tiếp theo là gì nếu biết được công thức của thuật toán.